Khái niệm về tháo lắp làm sạch và kiểm tra chi tiết


I. Khái niệm về tháo, lắp máy

1. Khái niệm tổng thành máy
  Máy là sự  tập hợp của nhiều đơn vị lắp ghép như: chi tiết, cụm chi tiết, cơ cấu, hệ thống...theo một trình tự lắp ghép khoa học để thực hiện một chức năng nhất định.

a. Chi tiết
Chi tiết là một bộ phận riêng lẻ của máy và không thể tháo rời được.
Dựa theo tiêu chuẩn chế tạo, chi tiết được chia làm hai loại sau:
- Chi tiết tiêu chuẩn: là chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn của nhà nước và nó có thể lắp lẫn nhau được.
- Chi tiết không tiêu chuẩn: là chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn của nhà máy, xí nghiệp.
Dựa theo trình tự lắp ghép: có chi tiết cơ bản và chi tiết không cơ bản.
- Chi tiết cơ bản: là chi tiết mà việc lắp ghép các chi tiết, nhóm chi tiết... khác được bắt đầu từ nó. Ví dụ: thân máy, khung xe, vỏ hộp số...
- Chi tiết không cơ bản: là những chi tiết được lắp trên chi tiết cơ bản.
b. Nhóm chi tiết
Nhóm chi tiết là hai hay nhiều chi tiết ghép lại với nhau có tác dụng như một chi tiết.
Ví dụ: bạc đồng ép vào đầu nhỏ thanh truyền, ống lót xi lanh ép vào thân máy...
c. Cụm chi tiết
 Cụm chi tiết là tập hợp nhiều chi tiết, nhóm chi tiết và giữa chúng có sự chuyển động tương đối với nhau. Ví dụ: cụm pit tông - thanh truyền.
d. Cơ cấu
Cơ cấu là tổng hợp nhiều đơn vị lắp ghép như chi tiết, nhóm, cụm và giữa chúng có sự chuyển động tương đối với nhau để thực hiện trọn vẹn một nhiệm vụ nào đó.
Ví dụ: Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền, cơ cấu phân phối khí...
e. Tổng thành máy
Tổng thành là tập hợp nhiều đơn vị lắp ghép như chi tiết, nhóm chi tiết, cụm chi tiết để cùng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
Ví dụ: tổng thành ô tô, tổng thành động cơ, tổng thành hộp số.
Trong tổng thành được chia làm hai loại là tổng thành chính và tổng thành phụ. Tổng thành chính như ô tô...tổng thành phụ như: động cơ, hệ thống lái, hệ thống phanh...
2. Khái niệm về tháo máy
a. Các chú ý khi tháo máy
Tháo lắp máy là công việc đầu tiên của công tác sửa chữa. Công tác tháo máy thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sửa chữa.
- Trước khi tháo máy cần phải xác định mục đích của việc tháo máy, cần phải nắm vững tác dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy.
- Trước khi tháo máy cần phải lau sạch bên ngoài, kích, chèn xe chắc chắn và xả sạch dầu, nước, nhiên liệu trong máy.
- Trước khi tháo máy cần căn cứ vào cấu tạo của máy để xác định trình tự tháo các bộ phận. Nói chung là tháo các chi tiết, bộ phận bên ngoài trước, sau đó lần lượt tháo tháo theo cụm, bộ phận rồi đến các chi tiết.
- Khi tháo cần sử dụng đúng dụng cụ và tháo đúng phương pháp. Để tránh làm sai hỏng các chi tiết cần phải dùng dụng cụ và thiết bị chuyên dùng để tháo.
Ví dụ: tháo ổ bi, tháo bánh răng, tháo xéc măng....
- Khi tháo các chi tiết lắp bằng nhiều bu lông, đai ốc thì phải tháo từ ngoài vào trong, tháo đối xứng theo đường chéo góc, tuyệt đối không tháo lần lượt từ bên này sang bên kia. đầu tiên phải nới đều tất cả các bu lông từ 1 – 2 vòng, sau đó mới tháo từng cái, như vậy sẽ tránh cho chi tiết không bị biến dạng và hỏng.
Ví dụ: tháo bu lông nắp máy, tháo các te...
- Khi tháo phải chú ý xem có các tấm đệm không và phải nhớ kỹ vị trí lắp ghép, chiều dày và tình trạng kỹ thuật của chúng.
- Đối với những chi tiết đ• lắp thành bộ không thể lắp lẫn được thì trước khi tháo phải đánh dấu vị trí để tránh nhầm lẫn khi lắp, các ký hiệu đánh dấu phải ghi ở mặt không làm việc.
Ví dụ: phải đánh dấu ở các nắp gối đỡ chính của trục khuỷu, thứ tự thanh truyền, vị trí ăn khớp giữa các bánh răng....
- Không được dùng búa đóng trực tiếp lên chi tiết, cần phải kê đệm bằng đồng hoặc bằng gỗ.
- Đối với những nhóm và cụm chi tiết sau khi kiểm tra thấy không cần sửa chữa mà vẫn tiếp tục sử dụng được thì không được tháo rời.
- Các chi tiết cần làm sạch bằng các phương pháp khác nhau nên xếp riêng từng loại.
- Các chi tiết sau khi tháo xong cần phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự cẩn thận và phải giữ gìn sạch sẽ chi tiết và nơi làm việc. Nếu để lâu cần phải bôi mỡ vào mặt các chi tiết và cất giữ cẩn thận để tránh rỉ rét, tránh lẫn lộn và tránh mất mát.
b. Thứ tự tháo động cơ ra khỏi xe

Mỗi loại xe có kết cấu khác nhau sẽ có một quy trình tháo cụ thể. Sau đây là các bước cơ bản để tháo động cơ ra khỏi xe:
- Tháo đầu kẹp vào đầu bọc ắc quy: khi tháo nếu đầu kẹp và đầu bọc bị rỉ cứng thì tưới nước nóng, sau đó nới lỏng bu lông đầu kẹp rồi tháo đầu kẹp ra.
- Tháo nắp đậy máy, xả nước làm mát và dầu bôi trơn trong động cơ ra.
- Gỡ các đầu nối dây điện trên xe, tháo ống dẫn dầu của các bộ phận bôi trơn, nới các đai kẹp của ống dẫn nước ra vào két nước, tháo két nước làm mát.
- Tháo dây điện trên máy phát điện, các bu lông định vị máy phát điện, đẩy máy phát điện về phía động cơ, tháo dây đai quạt gió và máy phát điện ra khỏi động cơ.
- Tháo các đường ống dẫn dầu ra khỏi bầu lọc tinh dầu nhờn, tháo cấc bu lông cố định bầu lọc và lấy bầu lọc ra khỏi động cơ.
- Tháo ống hơi của bộ điều chỉnh đánh lửa sớm chân không của bộ chia điện, tháo các dây cao áp, thấp áp, nới lỏng bu lông cố định bộ chia điện ra khỏi động cơ.
- Tháo các bu gi và dây đồng hồ nhiệt độ nước làm mát.
- Tháo các dây dẫn ống cảm ứng đồng hồ dầu bôi trơn, tháo bầu lọc thô ra khỏi động cơ, rút thước thăm dầu ra khỏi động cơ.
- Tháo dây điện còi xe, và các bu lông cố định và lấy còi xe xuống.
- Tháo gỡ các dây điện bên ngoài máy khởi động và các bu lông định vị máy khởi động ra khỏi động cơ (có thể tháo máy khởi động sau khi tháo động cơ ra).
- Tháo các bu lông cố định bơm nước và tháo bơm nước ra.
- Tháo bầu lọc không khí trên bộ chế hoà khí, tháo ống dẫn khí, cơ cấu dẫn động ga, gió và tháo bộ chế hoà khí và tấm đệm ra khỏi động cơ.
- Tháo hết xăng trong thùng chứa, các đường ống dẫn xăng, tháo bơm xăng ra khỏi động cơ.
- Tháo ồng xả xà các tấm đệm.
- Tháo cơ cấu dẫn động bộ ly hợp, tháo các đăng, càng cua, đai ốc bắt giữ ly hợp, tháo hộp số xuống.
- Tháo két nước, két dầu.
- Tháo các bu lông giá đỡ trước và sau động cơ, dây nối mát giữa động cơ và khung xe, cẩu động cơ xuống.
- Đặt động cơ lên giá đỡ và cạo sạch cặn bẩn bên ngoài. Khi tháo xong các bu lông của các bộ phận đ• tháo phải lắp lại vị trí cũ để tránh mất mát, nhầm lẫn.
3. Khái niệm về lắp ráp
Lắp ráp là một trong những khâu quan trọng của công tác sửa chữa. Nội dung chủ yếu là tập hợp các chi tiết thành từng cụm và tổng thành sau đó nối ghép các cụm, tổng thành thành một máy hoặc một thiết bị hoàn chỉnh.
Công việc lắp ráp được thực hiện sau khi các chi tiết và các cụm chi tiết đ• được kiểm tra, sửa chữa, cân chỉnh đúng quy trình quy phạm và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trước khi lắp ráp phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đồ nghề.
Khi lắp cần chú ý:
- Các chi tiết mới hay cũ khi tháo dù đ• được rửa sạch thì khi lắp vẫn phải rửa lại, đặc biệt là các lỗ, các đường dẫn dầu, dẫn nước phải lưu thông tốt.
- Tất cả các bộ phận khoá h•m như chốt chẻ, vòng đệm lò xo, dây thép bảo hiểm... đều phải lắp đúng. Số lượng vòng đệm không vượt quá quy định.
- Khi lắp các bu lông, đai ốc thì lắp các bu lông, đai ốc từ giữa ra xung quanh, thứ tự vặn cần chéo nhau và vặn chặt dần theo mô men của chúng. Một số các mối ghép quan trọng như nắp máy, gối đỡ chính và gối đỡ thanh truyền cần phải vặn đúng mô men quy định của nhà chế tạo.
- Khi lắp các tấm đệm phải đúng chủng loại và lắp đúng yêu cầu kỹ thuật. Các tấm đệm bằng đồng tôn, amiăng đ• dùng rồi nếu còn dùng được thì vẫn có thể dụng lại. Nhưng các đệm bằng các tông, đệm lie và các phớt dầu bằng dạ đều phải thay mới. Khi lắp các tấm đệm không được bôi sơn và mỡ mà có thể bôi dầu nhờn.
- Không được dùng búa sắt đóng trực tiếp vào các chi tiết lắp ghép mà có thể dùng chày đồng hoặc búa con, cần dùng đúng dụng cụ chuyên dùng, đảm bảo các mối ghép kín khít và chính xác.
Khái niệm về tháo lắp làm sạch và kiểm tra chi tiết

II. các phương pháp làm sạch chi tiết

Sau khi các chi tiết đ• được tháo ra cần phải rửa sạch để xác định được các hư hỏng của chi tiết được chính xác.Tuỳ theo từng loại khác nhau mà chúng ta có các phương pháp làm sạch khác nhau.
1. Khử cặn nước 
Trong hệ thống làm mát, nếu thường xuyên có nước cứng vào sẽ làm cho các ngăn nước và két nước bị tích tụ cặn nước, hiệu quả làm mát bị giảm, ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của động cơ. Rửa cặn nước thường được tiến hành trong những ca làm việc sau cùng trước khi đưa đến xưởng sửa chữa.
Hiện nay thường sử dụng các loại muối phốt phát để rửa cặn nước.
2. Khử cặn dầu
Cặn dầu chủ yếu là hỗn hợp của dầu và bụi bẩn. Để khử cặn dầu có thể sử dụng các phương pháp sau:
Dùng xăng, dầu hoả hoặc dầu ma dút
Phương pháp này này có ưu điểm là công việc đơn giản, không làm xây xước mặt ngoài của chi tiết, nhưng có nhược điểm là không kinh tế và dễ gây nên nạn cháy. Để tiết kiệm xăng, dầu nên dùng chậu có lót tấm dát để rửa.
Đổ dầu vào chậu, mặt dầu ngập tấm dát, đặt chi tiết lên và dùng bàn chải để cọ, cáu bẩn sẽ lọt qua tấm dát và lắng đọng xuống dưới. Sau khi rửa sạch lau khô chi tiết bằng giẻ sạch hoặc dùng khí nén để thổi.
Trước hết rửa các chi tiết nhỏ, chi tiết có độ chính xác cao, sau đó lần lượt tiến hành rửa các chi tiết chính rồi đến các chi tiết phụ, chi tiết sạch trước, chi tiết bẩn sau. Không nên rửa chung các chi tiết cùng một lúc để tránh va đập làm xây xước bề mặt các chi tiết và làm sai hỏng các chi tiết. Cuối cùng rửa các chi tiết lớn.
Đối với một số chi tiết như má phanh, ly hợp, các trang thiết bị điện nói chung phải rửa bằng xăng mà không được dùng dầu ma dút, nếu dùng ma dút để rửa sẽ gây ra trượt phanh, trượt ly hợp hoặc làm mất độ cách điện.
Khử bằng dung dịch hoá học
Ngoài các chi tiết phải rửa bằng xăng như các chi tiết chính xác của hệ thống nhiên liệu, các chi tiết bằng da, bằng dạ...tất cả các chi tiết và các bộ phận khác tốt nhất là ngâm vào dung dịch kiềm  cho thêm các chất như natri silicat, xà phòng ... đun nóng để rửa.
Khi rửa cặn dầu ở các chi tiết được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau chúng ta cần rửa bằng các dung dịch khác nhau và bằng các phương pháp như sau:
Đối với các chi tiết bằng thép hoặc bằng gang có cặn dầu bám vào  thường được rửa bằng dung dịch 5% xút ăn da (NaOH) đun nóng 80 – 900 trong 10 – 15 phút.
Đối với các chi tiết bằng hợp kim nhôm, không được rửa bằng kiềm để tránh bị ăn mòn, tốt nhất là rửa bằng dung dịch 0,05% kali bicrômát và 1% nát ri cacbônát hoặc dung dịch 0,4% natri cácbônát và 0,15% natri silicát.
Đối với các chi tiết làm bằng cao su, thường được rửa bằng cồn, không được dùng xăng hoặc mazút.
Trong quá trình tiến hành rửa chi tiết cần chú ý một số điểm sau:
Tuyệt đối không được đốt trực tiếp bằng ngọn lửa để khử dầu, để tránh làm biến dạng chi tiết.
Các chi tiết không được lắp lẫn cần phải dùng dây thép xâu thành từng bộ để rửa.
Không được dùng vật cứng để chải các chi tiết.
Không được dùng bông để lau các chi tiết trong động cơ để tránh làm tắc các đường dẫn dầu.
3. Làm sạch muội than
Muội than là sản phẩm của dầu bôi trơn hoặc nhiên liệu bị đốt cháy. Trong động cơ muội than thường bám vào đầu xu páp, đỉnh pit tông. Để đảm bảo cho động cơ hoạt động bình thường, công suất không bị giảm và tiết kiệm được nhiên liệu cần phải làm sạch muội than trong khi tiến hành bảo dưỡng. Có các phương pháp làm sạch muội than như sau:
Dùng nậy cạo sạch muội than, rồi rửa sạch trong dầu hoả và lấy bàn chải cọ sạch sau đó dùng khí nén thổi sạch hoặc dùng vải lau khô.
Rửa sạch muội than bằng dung dịch hoá học.
Cách rửa như sau: ngâm chi tiết có muội than vào trong dung dịch gồm: Xút (Na0H), Natri cácbônát (Na2C03ơ), Thuỷ tinh lỏng (Na2Si03), xà phòng, Kali bicrômát (K2Cr203), đun nóng 80 – 900C, giữ 1 – 3 giờ. Sau khi lấy chi tiết ra muội than trở nên mềm, có thể lau đi dễ dàng. Cuối cùng rửa sạch bằng dung dịch chứa 0,1 – 0,3 % kali bicrômát và thổi khô bằng khí nén. Cách rửa này có hiệu suất thấp, khó làm sạch các chi tiết có hình dáng phức tạp.
Dùng cây kim loại để làm sạch muội than. Cách này tương đối đơn giản nhưng có một số vị trí khó sạch và có khả năng làm xây xước bề mặt chi tiết.
Dùng phương pháp phun mạt gỗ hay vỏ hạt cây cứng để làm sạch muội than.
Các chi tiết thông thường thì dùng dao cạo mềm hoặc bàn chải thép để cạo và chải muội than.
III. phương pháp Kiểm tra, phân loại chi tiết
Các chi tiết sau khi rửa sạch phải tiến hành kiểm tra để xác định trạng thái kỹ thuật của chi tiết trên cơ sở đó để phân loại chi tiết và nếu phương án sửa chữa.
1. Phương pháp kiểm tra
Tuỳ theo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết khác nhau mà có các phương pháp kiểm tra như sau:
a. Kiểm tra bằng trực giác
Kiểm tra bằng trực giác nhằm phát hiện các hư hỏng bên ngoài như chi tiết bị rạn nứt, vỡ, biến dạng, mặt chi tiết bị cháy, cạo xước. Nếu người có nhiều kinh nghiệm trong công tác sửa chữa còn có thể xác định tương đối chính xác tình trạng kỹ thuật của  chi tiết lắp ghép hay cụm máy như nghe tiếng gõ động cơ, xem màu khói...Đối với một số lắp ghép có khe hở nhỏ có thể lắc bằng tay để xác định gần đúng khe hở lắp ghép.
b. Kiểm tra bằng phương pháp đo
Các chi tiết bị mòn hoặc biến dạng do dùng lâu nên tính năng kỹ thuật bị giảm, thường sử dụng các dụng cụ đo kích thước rồi so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép của chi tiết để xác định chi tiết có thể dùng được không, hay phải sửa chữa hoặc thay mới. Trong nghề sửa chữa ô tô thường dùng các loại dụng cụ sau:
- Dụng cụ dùng để xác định hình dáng, kích thước gồm có các loại: kích thước r•nh xéc măng, cữ đo răng, cữ đo góc, cữ đo đường kính lỗ...
- Một số dụng cụ phổ biến như: các loại thước cặp, các loại pan me và các loại đồng hồ chỉ thị để xác định độ phẳng bề mặt, độ thẳng góc, hình dáng của chi tiết...
- Dụng cụ xác định lực đàn hồi của chi tiết như lực kế nhỏ để xác định sức căng lò xo, xác định khe hở thông qua lực căng.
- Clê lực dùng để xác định mô men vặn của các bu lông.
- Các loại cân dùng để xác định trọng lượng của các chi tiết, dụng cụ dùng cho việc cân bằng các chi tiết khi quay.
- Dụng cụ kiểm tra độ kín như áp lực không khí nén...
c. Kiểm tra bằng phương pháp vật lý
Các phương pháp vật lý chủ yếu nhằm phát hiện các vết nứt mà mắt thường không thể phát hiện được. Cụ thể như phát hiện vết nứt bằng từ trường đối với các chi tiết mà vật liệu có khả năng từ hoá, dùng tia gama  và sóng siêu âm có thể phát hiện được rỗ khí, vết nứt tữ bên trong chi tiết hoặc dùng đồng hồ đo từ hay rắc bột sắt có thể phát hiện chỗ có vết nứt.
d. Kiểm tra bằng phương pháp hoá học
Chủ yếu dùng trong việc phát hiện vết nứt, ngoài ra còn có thể xác định bề dày lớp kim loại được phục hồi.
e. Kiểm tra bằng các phương pháp khác
Để phát hiện được các vết nứt trong chi tiết có thể sử dụng các phương pháp sau:
Gõ để nghe tiếng kêu. Đây là phương pháp đơn giản để xác định vết nứt nhưng muốn có kết quả chính xác đòi hỏi người thợ cần phải có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
Thấm dầu và gõ bằng búa bằng cách: ngâm nhanh chi tiết vào trong dầu hoả hoặc dầu mazút, lấy ra lau khô và bôi một lớp bột tráng lên bề mặt chi tiết sau đó dùng búa con để gõ nhẹ, nếu chi tiết có vết nứt thì có dầu sẽ chảy ra và trên lớp bột trắng ở chỗ có vết nứt có một vệt dầu màu vàng.
2. Qua kiểm tra, có thể phân loại các chi tiết thành ba loại
a. Chi tiết còn dùng được
Chi tiết còn dùng được là các chi tiết đ• bị mòn hoặc không đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng còn nằm trong giới hạn cho phép sử dụng.
b. Chi tiết cần sửa chữa
Chi tiết cần sửa chữa là chi tiết đ• bị mài mòn hoặc yêu cầu kỹ thuật của chi tiết giảm quá giới hạn cho phép sử dụng, nhưng có thể sửa chữa để phục hồi khả năng làm việc theo các yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi phân loại chi tiết, căn cứa vào trình độ cán bộ kỹ thuật, trình độ công nhân, cơ sở vật chất nơi sửa chữa mà đề ra phương án sửa chữa.
c. Chi tiết không dùng được
Chi tiết không dùng lại được là những chi tiết bị mòn hoặc sai hỏng không thể sửa chữa để phục hồi lại khả năng làm việc theo yêu cầu kỹ thuật.

No comments:

Powered by Blogger.