Nhiệm vụ cấu tạo của nhóm thanh truyền, bu lông, bạc lót
I. THANH TRUYỀN
1. Công dụng thanh truyền
Thanh truyền hay tay biên có công dụng nối pit tông với trục khuỷu, đồng thời truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay cho trục khuỷu.2. Điều kiện làm việc
Khi làm việc, thanh truyền chịu tác dụng của lực khí cháy và lực quán tính, các lực này biến đổi có tính chất chu kỳ cả về trị số và hướng . Do đó thanh truyền chịu uốn, chịu kéo và chịu nén, dẫn đến thanh truyền thường bị cong, xoắn.3. Vật liệu chế tạo thanh truyền
Thanh truyền thường được chế tạo bằng thép các bon hoặc thép hợp kim.4. Cấu tạo thanh truyền
Cấu tạo thanh truyền được chia thành ba phần: đầu nhỏ, đầu to và thân.Cấu tạo thanh truyền |
a. Đầu nhỏ thanh truyền
Đầu nhỏ thanh truyền có lỗ để lắp chốt pit tông. Cấu tạo đầu nhỏ thanh truyền phụ thuộc vào phương pháp lắp ghép với chốt pit tông.
Nếu lắp chốt pit tông cố định, thì đầu nhỏ thanh truyền có lỗ để lắp bu lông hãm chặt với chốt.
Nếu lắp tự do, thì đầu nhỏ thanh truyền bao giờ cũng có bạc lót (hình 21 - 28 a).
Một số động cơ người ta làm vấu lồi trên đầu nhỏ (hình 20 - 28b) để điều chỉnh trọng tâm thanh truyền cho đồng đều giữa các xi lanh.
Để bôi trơn bạc lót và chốt pit tông có những phương án như dùng rãnh hứng dầu (hình 20 -28c) hoặc bôi trơn cưỡng bức do dẫn dầu từ đầu trục khuỷu dọc theo thân thanh truyền (hình 20 - 28 a).
Ở động cơ hai kỳ, do điều kiện bôi trơn khó khăn,người ta thường làm các rãnh chứa dầu ở bạc đầu nhỏ (hình 20 - 28 d) hoặc có thể dùng ổ bi kim thay cho bạc lót (hình 20 - 28 e).
Các dạng đầu nhỏ thanh truyền |
b. Thân thanh truyền
Thân thanh truyền thường ở đầu trên nhỏ, đầu dưới to. Tiết diện ngang thân thanh truyền có nhiều loại: hình chữ nhật, hình tròn, hình ôvan, hinh chữ I.
Tiết diện hình chữ I được dùng nhiều trong động cơ cao tốc và động cơ ôt tô, máy kéo. Loại này có độ cứng vững lớn, bố trí vật liệu hợp lý.
Để bôi trơn chốt pit tông bằng áp lực, ở một số động cơ, dọc theo thân thanh truyền có khoan lỗ dẫn dầu.
Thân thanh truyền |
Để tăng độ cứng vững và dễ khoan lỗ dẫn dầu, thân thanh truyên có gân trên suốt chiều dài. Do gia công lỗ dầu khó, nhất là đối với thanh truyền dài, nên có khi người ta gắn ống dẫn dầu ở phía ngoài thân thanh truyền.
c. Đầu to thanh truyền
Đầu to thanh truyền lắp với cổ biên hay chốt khuỷu của trục khuỷu và có có nhiều kết cấu khác nhau.
Để lắp ghép với trục khuỷu được dễ dàng, đầu to thanh truyền thường được cắt thành hai nửa, phần rời gọi là nắp đầu to (nắp biên) và được lắp ghép với nửa trên bằng các bu lông. Mặt cắt có thể cắt thẳng góc (hình 20 - 30a). Bề mặt lắp ghép giữa thân và nắp thanh truyền thường được lắp các tấm đệm thép dày khoảng 0,05 – 0,20 mm để có thể điều chỉnh tỷ số nén cho đồng đều giữa các xi lanh hoặc cắt lệch so với đường tâm thanh truyền (hình 20 - 30b) và mặt lắp ghép phải có vấu hoặc răng khía để chịu lực cắt thay cho bu lông thanh truyền và định vị khi lắp ghép.
Đầu to thanh truyền để nguyên mà không cắt đôi (hình 20 - 30c), có ưu điểm là cấu tạo đơn giản nhưng phải dùng trục khuỷu ghép nên chỉ sử dụng ở một số động cơ có công suất nhỏ, ít xi lanh như động cơ mô tô, xe máy.
Đầu to thanh truyền |
II. BẠC LÓT THANH TRUYỀN
1. Công dụng bạc lót
Hạn chế sự mài mòn trực tiếp giữa cổ biên với đầu to thanh truyền, đồng thời tăng tính kinh tế trong quá trình sửa chữa.
2. Điều kiện làm việc
Khi làm việc bạc lót thanh truyền chịu lực ma sát lớn.
3. Cấu tạo bạc lót
Bạc lót thường được chế tạo bằng thép tấm uốn cong (gộp bạc), mặt trong có tráng một lớp hợp kim chịu mòn là đồng- chì hoặc thiếc - chì (babít), chiều dày khoảng 0,15 - 0,50mm.
Khi đầu to thanh truyền cắt đội thì bạc lót cũng cắt đôi, trên đường phân chia của hai nửa bạc có mấu định vị được lắp vào chỗ phay trên hai phần của đầu to
Khi đầu to thanh truyền không cắt đôi hay để nguyên, thường dùng ổ bi kim hay bi đũa và trên đầu to thanh truyền có khoan lỗ hay xẻ rãnh hứng dầu bôi trơn ổ bi.
Có thể chia bạc lót thành hai loại là bạc lót mỏng và bạc lót dày.
Bạc lót mỏng thường thường được sử dụng trên động cơ ô tô, máy kéo , có ưư điểm thuận tiện khi thay thế, sửa chữa theo cốt tức là thay bạc có đường kính nhỏ hơn.
Bạc lót dày: có gộp bạc và lớp hợp kim chịu mòn đều dày và thường có gờ vai cũng được tráng hợp kim chịu mòn để hạn chế di chuyển dọc trục. Giữa hai bề mặt phân cách của bạc đôI khi có các tấm đệm thép, khi sửa chữa thường được lấy bớt đI để có thể cạo rà bạc lót theo kích thước sửa chữa.
III. BU LÔNG THANH TRUYỀN
1. Công dụng bu lông
Bu lông thanh truyền là chi tiết ghép nối hai nửa đầu to thanh truyền.
2. Điều kiện làm việc
Bu lông thanh truyền khi làm việc chịu tác dụng của các lực như: Lực xiết ban đầu, lực quán tính của nhóm pit tông - thanh truyền. Các lực này luôn luôn thay đổi có tính chu kỳ, nên bu lông thanh truyền cần phải có độ bền cao.
3. Vật liệu chế tạo bu lông
Bu lông thanh truyền thường được chế tạo bằng thép hợp kim.
Bu lông thanh truyền |
4. Cấu tạo bu lông
Bu lông thanh truyền có cấu tạo đơn giản nhưng rất quan trọng, nó có thể có dạng bu lông hay vít cấy (gugiông). Hình 20 - 41 thể hiện cấu tạo của bu lông thanh truyền thường sử dụng ở động cơ ôtô, máy kéo. Hai nửa đầu to được định vị bằng hai mặt trụ của bu lông. Đầu bu lông có mặt vát A để chống xoay khi lắp ghép, còn mặt B có tác dụng làm cho tổng phản lực tác dụng đúng trên đường tâm bu lông để bu lông không bị uốn. Bán kính góc lượn giữa các phần chuyển tếp khoảng 0,2 - 1mm nhằm tránh tập trung ứng suất. Phần nối giữa thân và phần ren thường làm nhỏ lại để tăng độ dẻo của bu lông.
Đai ốc có cấu tạo đặc biệt để phân bố ứng suất đồng đều trên các ren.
No comments: