Nhiệm vụ cấu tạo xéc măng động cơ đốt trong
I. XÉC MĂNG
Xéc măng được lắp trong rãnh ở đầu pit tông. Số lượng xéc măng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào loại động cơ. Thường các động cơ có số vòng quay cao, đường kính xi lanh càng bé và áp suất khí cháy càng nhỏ thì số lượng xéc măng càng ít.Có hai loại: xéc măng khí và xéc măng dầu.
1. Công dụng xéc măng
Xéc măng khí: Bao kín buồng cháy, ngăn không cho khí cháy lọt xuống các te. Ngoài ra xéc măng khí còn có tác dụng truyền nhiệt từ pit tông, qua xi lanh ra ngoài.Xéc măng dầu: Bao kín buồng cháy, ngăn không cho dầu bôi trơn từ dưới các te sục lên buồng cháy và phân bố đều dầu bôi trơn trên mặt xi lanh để giảm ma sát giữa pit tông, xéc măng với xi lanh.
Miệng xéc măng và tiết diện xéc măng |
2. Điều kiện làm việc xéc măng
Xéc măng thường làm việc trong điều kiện áp suất lớn, nhiệt độ cao, chịu va đập mạnh và ma sát nhiều, lực quán tính lớn, ăn mòn hoá học và ứng suất uốn ban đầu nên chóng mòn và mất tính đàn hồi.
3. Vật liệu chế tạo xéc măng
Xéc măng thường được chế tạo bằng gang xám pha hợp kim. Gang hợp kim dùng nhiều vì có ưu điểm là: vết xước trên mặt ma sát nếu có sẽ bị mất dần lúc làm việc.
Một số động cơ, xéc măng khí trên cùng được mạ một lớp crôm xốp để tăng tuổi thọ của xéc măng.
Xéc măng dầu tổ hợp thường được chế tạo bằng thép.
4. Cấu tạo xéc măng
Cấu tạo chung của xéc măng có dạng hình tròn, chỗ cắt là miệng, mặt ngoài và hai mặt cạnh (trên và dưới) được mài nhẵn.
Miệng xéc măng và tiết diện xéc măng |
a. Xéc măng khí
Sự khác nhau giữa các xéc măng khí được đặc trưng bởi cấu tạo miệng và tiết diện ngang của xéc măng.
Miệng của xéc măng có nhiều loại: cắt thẳng, cắt nghiêng, cắt bậc. Loại cắt thẳng (hình 20 – 22 a) chế tạo đơn giản, nhưng dễ bị lọt khí và sục dầu qua miệng. Loại cắt vát (hình b) và cắt bậc (hình c) gia công chế tạo phức tạp, nhưng khả năng bao kín tốt.
Tiết diện xéc măng loại hình chữ nhật (hình 20 – 22d), có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo nhưng khả năng bao kín thấp. Loại có mặt côn (hình 20 – 22 e), có áp suất tiếp xúc lớn, rà khít với xi lanh nhanh, nhưng chế tạo phức tạp. Ngoài ra, để tăng áp suất tiếp xúc, người ta có thể sử dụng các loại xéc măng có tiết diện ngang như (hình 20 – 22g).
b. Xéc măng dầu
Xéc măng dầu dày hơn xéc măng khí và có thêm rãnh hoặc lỗ thoát dầu. Trên một số động cơ sử dụng xéc măng dầu tổ hợp gồm ba chi tiết riêng rẽ là: lò xo hình sóng được ép bởi hai vòng thép mỏng lên hai mặt đầu của rãnh xéc măng. Xéc măng dầu tổ hợp khi lắp vào rãnh không có khe hở bên. Do đó, xéc măng dầu tổ hợp có khả năng ngăn dầu và giảm va đập rất tốt.
Xéc măng được chế tạo theo quy cách tiêu chuẩn: lúc lắp vào lỗ xi lanh phải có các khe hở (khe hở miệng, khe hở, khe hở bên lưng) thích hợp để khi bị đốt nóng không bị bó kẹt trong xi lanh. Các he hở này có kích thước khác nhau giữa các loại động cơ, giữa xéc măng dầu và xéc măng khí.
Khi xéc măng ở trạng thái tự do, khe hở miệng bằng khoảng 1/10 bán kính xéc măng.
Ngoài độ hở, khi lắp xéc măng vào rãnh còn có độ rơ (khe hở bên) theo chiều cao. Khe hở theo chiều cao khoảng 0,02 – 0,20mm (đặt biệt đối với động cơ xăng). Càng về phía đỉnh pit tông khe hở miệng hoặc độ rơ càng lớn để tránh bó kẹt xéc măng trong rãnh, vì xéc măng ở trên chịu nhiệt độ cao nên độ giãn nở lớn.
No comments: