So sánh động cơ hai kỳ với động cơ bốn kỳ
Về cấu tạo động cơ 4 kỳ phức tạp hơn nhiều động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ phải dùng cơ cấu xupap đóng mở để hòa khí và thoát khí cháy. Sự đóng mở của xupap liên quan đến nhiều bộ phận khác trong máy như sên cam, cam, cốt cam, cò mổ. Trong quá trình hoạt động, các cơ phận này va đập, mài mòn ở nhiệt độ cao. Do đó việc toả nhiệt phải được đặc biệt chú trọng.
Ở động cơ 2 kỳ, việc hút và thoát khí cháy nhờ vào pít-tông và các lỗ hút, lỗ thoát nằm ngay tại xilanh máy. Cơ cấu động cơ đơn giản hơn. Việc sửa chữa xe 2 kỳ cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên nếu cứ sử dụng lâu ngày, pít-tông, bạc bị lỏng, thì một phần hòa khí bị thất thoát qua khe hở giữa pít-tông và xilanh. Điều này làm xe bị hao xăng hơn so với động cơ 4 kỳ cùng tình trạng.
Động cơ 2 kỳ có hành trình máy ngắn hơn nên xe bốc hơn nhưng cũng chính vì vậy mà các linh kiện động cơ phải chịu nhiều lực hơn, khiến tuổi thọ không thể cao bằng xe 4 kỳ. Hơn nữa, lực hút nhiên liệu ở động cơ 2 kỳ phụ thuộc trực tiếp vào lực nén của pít-tông, nên với những xe đã bị dão thường là rất khó nổ, nhất là vào buổi sáng.Tuy nhiên độ bền của xe còn tùy thuộc vào người sử dụng.
Với xe 2 kỳ, phải pha nhớt với xăng đúng liều lượng, khoảng 4-5% để việc bôi trơn dàn đầu của máy được tốt. Pha nhớt quá ít, việc tản nhiệt và bôi trơn máy kém. Pha nhiều quá, việc đốt cháy hỗn hợp khí không tốt, cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy. Một số loại xe 2 kỳ đời mới có chế độ tự pha dầu bằng bơm, tuy nhiên cần cảnh giác với loại bơm này vì bơm hỏng đồng nghĩa với việc phá tan luôn động cơ. Hơn nữa không nên ép ga, côn quá mạnh bởi điều này làm các linh kiện phải chịu lực quá lớn khiến chúng bị mòn nhanh. Khi đã không chuẩn, động cơ 2 kỳ dão rất nhanh.
Động cơ 4 kỳ chạy đầm hơn, bền hơn nhưng cũng cần để ý đến chế độ dầu bởi nếu độ nhớt kém sẽ làm linh kiện nhanh mòn và do cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa cũng rất khó khăn.
So sánh động cơ diesel 2 kỳ và 4 kỳ:
1: Nếu các kích thước D, S, tốc độ quay và áp suất chỉ thị trung bình của 2 động cơ như nhau thì về mặt lý thuyết, Công suất của động cơ 2 kỳ có thể lớn gấp đôi động cơ 4 kỳ. Nhưng thực tế chỉ lớn hơn 1,6-1,8 lần công suất của động cơ 4 kỳ, vì một phần hành trình piston của động cơ 2 kỳ phải dùng để thực hiện quá trình thải và quét, hơn nữa góc mở sớm của xupap xả hoặc cửa xả của động cơ diesel 2 kỳ thường lớn hơn góc mở sớm xupap xả của động cơ 4 kỳ. Ngoài ra đối với các động cơ hai kỳ tăng áp cơ giới thì phải chi phí khoảng 6%- 12% công suất chỉ thị của động cơ để dẫn động bơm quét khí.
2: Quá trình quét khí thải và nạp khí mới của động cơ 4 kỳ tiến hành tương đối hoàn hảo hơn so với động cơ 2 kỳ vì các quá trình này ở động cơ 4 kỳ được tiến hành trong hai hành trình của piston.
3: Trường hợp quét khí bằng các cửa thì cấu tạo của động cơ 2 kỳ đơn giản hơn rất nhiều so với động cơ 4 kỳ vì không có xupap xả, xupap nạp vì không có cơ cấu dẫn động chúng. Tuy vậy để dẫn động chu trình động cơ 2 kỳ phải có bơm quét khí.
4: Ở động cơ 2 kỳ, momen quay đều hơn vì toàn bộ chu trình được thực hiện trong 2 hành trình của piston chứ không phải là trong 4 hành trình như động cơ 4 kỳ.
5: Động cơ 4 kỳ có khả năng điều chỉnh góc phối khí còn ở động cơ 2 kỳ quét vòng không có khả năng điều chỉnh góc phối khí, động cơ 2 kỳ quét thẳng chỉ có khả năng điều chỉnh góc phối khí của xupap xả.
6: Góc ứng với quá trình cháy và dãn nở của động cơ 4 kỳ lớn hơn của động cơ 2 kỳ ( ở động cơ 4 kỳ khoảng 140 độ, còn ở động cơ 2 kỳ là 100 độ- 120 độ).
1. Ưu điểm
- Động cơ hai kỳ có số hành trình sinh công gấp hai lần (khi có cùng số vòng quay) và công suất lớn hơn khoảng 50 ÷ 70% ( khi cùng dung tích làm việc và số vòng quay) so với động cơ bốn kỳ.
Động cơ hai kỳ chạy đều hay êm hơn động cơ bốn kỳ, vì mỗi vòng quay của trục khuỷu có một hành trình sinh công. Do đó, với các điều kiện như nhau ( hành trình pit tông, đường kính xi lanh, số xi lanh và tốc độ quay ). Vì vậy, ở động cơ hai kỳ có thể dùng bánh đà lắp ở trục khuỷu có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn so với động cơ bốn kỳ.
Động cơ kỳ không có xu páp cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng hơn động cơ bốn kỳ.
2. Nhược điểm
- Hiệu suất của động cơ hai kỳ nhỏ hơn động cơ bốn kỳ, do có sự tổn thất nhiên liệu trong quá trình thay khí.
- Nhiệt độ của động cơ trong quá trình làm việc của động cơ hai kỳ cao hơn động cơ bốn kỳ, do số lần sinh công nhiều hơn, làm cho động cơ bị nóng, đặc biệt đối với động cơ diesel hai kỳ dễ bị bám muội than ở buồng cháy.
- Trong động cơ xăng hai kỳ, nếu dùng các te chứa dầu bôI trơn đồng thời để thổi khí thì dễ làm hỏng dầu bôi trơn.
Căn cứ vào những ưu nhược điểm trên, động cơ xăng hai kỳ thường được dùng ở động cơ có công suất nhỏ. Ví dụ như động cơ phụ để khởi động động cơ diesel có công suất lớn, một số môtô, xe máy.v.v…Còn động cơ diesel hai kỳ lại được dùng nhiều ở động cơ có công suất trung bình và công suất lớn. Ví dụ như động cơ tàu thuỷ.v.v.…
No comments: