Cấu tạo nguyên lý sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu làm đậm bộ chế hòa khí
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Nhiệm vụ
Cơ cấu làm đậm có nhiệm vụ cung cấp thêm xăng khi động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải, đảm bảo cho động cơ phát ra công suất lớn nhất.
2. Yêu cầu
- Cấu tạo đơn giản, độ nhạy cao, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng.
- Cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải để động cơ phát huy được công suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu.
3. Phân loại
Dựa vào phương pháp dẫn động phân ra hai loại sau:
a) Cơ cấu làm đậm điều khiển cơ khí.
Ưu điểm chính của cơ cấu làm đậm dẫn động bằng cơ khí là cấu tạo đơn giản. Nhược điểm thời gian mở van làm đậm chỉ phụ thuộc vào vị trí của bướm ga mà không phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ. (Vì ở một vị trí nhất định của bướm ga, độ chân không ở phía sau bướm ga và độ chân không ở cổ họng khuyếch tán đều có các giá trị khác nhau tùy thuộc vào số vòng quay của động cơ). Vì vậy khi bướm ga mở 50% cho tới lúc hệ thống làm đậm gây tác dụng công suất động cơ hầu như không tăng.
b) Cơ cấu làm đậm điều khiển chân không.
Ưu điểm chính của hệ thống làm đậm dẫn động chân không là: hệ thống làm đậm họat động ở một giá trị nhất định của độ chân không phía sau bướm ga, vì vậy tính năng gia tốc của động cơ tốt hơn.
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động cơ cấu làm đậm điều khiển cơ khí.
a) Cấu tạo
Cơ cấu làm đậm điều khiển cơ khí (hình 8-1a) có các cần dẫn động. Van làm đậm và gíclơ làm đậm. Van làm đậm được điều khiển đóng mở nhờ hệ thống dẫn động cơ khí liên quan với cánh bướm ga. Khi van làm đậm mở, nhiên liệu đi qua van bổ sung thêm cho vòi phun chính.
b) Nguyên tắc hoạt động
Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải hoặc tải trọng trung bình, van làm đậm đóng kín nhờ lò xo van. Lúc này chỉ có đường xăng chính cung cấp xăng cho động cơ làm việc xăng từ buồng phao đi qua giclơ chính cung cấp cho vòi phun. Trong chế độ toàn tải bướm ga mở hoàn toàn qua cần dẫn động liên quan với bướm ga kéo cần dẫn động van làm đậm đi xuống đẩy van mở ra. Xăng từ buồng phao đi qua van bổ sung thêm vào vòi phun chính làm cho hỗn hợp đậm thêm.
1. Nhiệm vụ
Cơ cấu làm đậm có nhiệm vụ cung cấp thêm xăng khi động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải, đảm bảo cho động cơ phát ra công suất lớn nhất.
2. Yêu cầu
- Cấu tạo đơn giản, độ nhạy cao, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng.
- Cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải để động cơ phát huy được công suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu.
3. Phân loại
Dựa vào phương pháp dẫn động phân ra hai loại sau:
a) Cơ cấu làm đậm điều khiển cơ khí.
Ưu điểm chính của cơ cấu làm đậm dẫn động bằng cơ khí là cấu tạo đơn giản. Nhược điểm thời gian mở van làm đậm chỉ phụ thuộc vào vị trí của bướm ga mà không phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ. (Vì ở một vị trí nhất định của bướm ga, độ chân không ở phía sau bướm ga và độ chân không ở cổ họng khuyếch tán đều có các giá trị khác nhau tùy thuộc vào số vòng quay của động cơ). Vì vậy khi bướm ga mở 50% cho tới lúc hệ thống làm đậm gây tác dụng công suất động cơ hầu như không tăng.
b) Cơ cấu làm đậm điều khiển chân không.
Ưu điểm chính của hệ thống làm đậm dẫn động chân không là: hệ thống làm đậm họat động ở một giá trị nhất định của độ chân không phía sau bướm ga, vì vậy tính năng gia tốc của động cơ tốt hơn.
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động cơ cấu làm đậm điều khiển cơ khí.
a) Cấu tạo
Cơ cấu làm đậm điều khiển cơ khí (hình 8-1a) có các cần dẫn động. Van làm đậm và gíclơ làm đậm. Van làm đậm được điều khiển đóng mở nhờ hệ thống dẫn động cơ khí liên quan với cánh bướm ga. Khi van làm đậm mở, nhiên liệu đi qua van bổ sung thêm cho vòi phun chính.
b) Nguyên tắc hoạt động
Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải hoặc tải trọng trung bình, van làm đậm đóng kín nhờ lò xo van. Lúc này chỉ có đường xăng chính cung cấp xăng cho động cơ làm việc xăng từ buồng phao đi qua giclơ chính cung cấp cho vòi phun. Trong chế độ toàn tải bướm ga mở hoàn toàn qua cần dẫn động liên quan với bướm ga kéo cần dẫn động van làm đậm đi xuống đẩy van mở ra. Xăng từ buồng phao đi qua van bổ sung thêm vào vòi phun chính làm cho hỗn hợp đậm thêm.
2. Cấu tạo, hoạt động cơ cấu làm đậm điều khiển chân không
a) Cấu tạo
Cơ cấu làm đậm điều khiển chân không (hình 8-1b) hoạt động nhờ sức hút, cấu tạo gồm có van làm đậm thông với vòi phun chính qua gíclơ phía trên van có pít tông chân không và lò xo, ở phía trên xy lanh thông với phía dưới bướm ga. Phía dưới xy lanh thông với khí trời qua họng của bộ chế hòa khí.
b) Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải hoặc tải trọng trung bình bướm ga mở nữa chừng, độ chân không phía dưới bướm ga lớn, thông qua đường ống dẫn chân không pít tông chân không được hút đi lên ép lò xo lại kéo cần dẫn động van đi lên rời khỏi van làm đậm, lò xo van đẩy van làm đậm đóng kín, xăng từ buồng phao đi qua gíclơ chính đến vòi phun chính, làm việc trong điều kiện tương đối tiết kiệm. Khi động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải bướm ga mở hoàn toàn. áp lực phía trên và phía dưới pít tông chân không cân bằng, nên lò xo dãn ra đẩy pít tông chân không và cần dẫn động van đi xuống mở van làm đậm. Xăng từ buồng phao đi qua van làm đậm bổ sung thêm vào vòi phun chính làm cho hỗn hợp đậm thêm, tốc độ vòng quay động cơ tăng lên đạt đến tốc độ lớn nhất.
III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Động cơ làm việc ở chế độ toàn tải không đạt được công suất tối đa
a) Hiện tượng
Khi người lái đạp hết hành trình chân ga tốc độ động cơ không tăng vọt lên, động cơ bị giảm công suất ở tốc độ cao
b) Nguyên nhân
- Van làm đậm không mở khi đạp hết hành trình chân ga.
2. Hỗn hợp khí quá đậm
a) Hiện tượng
Động cơ làm việc hỗn hợp khí quá đậm, tiêu hao nhiên liệu tăng.
b) Nguyên nhân
- Điều chỉnh van làm đậm mở quá sớm (khi bướm ga mở chưa đến 85%)
- Van làm đậm mở mãi không đóng kín
3. Hỗn hợp khí nhạt
a) Hiện tượng
Động cơ làm việc ở chế độ toàn tải không phát huy được công suất tối đa
b) Nguyên nhân
Điều chỉnh van làm đậm mở quá muộn.
IV. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
2. Tháo và kiểm tra các chi tiết của cơ cấu: piston, xilanh và các cần dẫn động.
3. Làm sạch các chi tiết và ống dẫn xăng.
4. Lắp và điều chỉnh cơ cấu làm đậm.
V. THÁO LẮP CƠ CẤU LÀM ĐẬM
A. QUY TRÌNH THÁO
1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
2. Tháo rời bộ chế hòa khí theo đúng quy trình
3. Tháo các chi tiết của cơ cấu làm đậm: Pít tông, xy lanh, gíclơ làm đậm và các cần dẫn động.
4. Làm sạch các chi tiết và đường ống dẫn xăng.
5. Lắp và điều chỉnh cơ cấu làm đậm.
B. QUY TRÌNH LẮP (Ngược với quy trình tháo).
- Các chi tiết sau khi đã bảo dưỡng, tiến hành lắp lại theo thứ tự ngược lại với khi tháo.
C. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU LÀM ĐẬM
Điều chỉnh cơ cấu làm đậm nhằm mục đích đảm bảo cho động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải với tốc độ lớn nhất, đạt được công suất tối đa và tiết kiệm nhiên liệu. Đối với những bộ chế hòa khí có kim van hình côn điều chỉnh tiết diện gíclơ. Tiến hành điều chỉnh như sau:
Khi tiết diện của gíclơ bị mòn rộng thì hạ thấp kim van xuống để giảm bớt tiết diện. Ngược lại muốn hỗn hợp đậm hơn thì kéo cao kim van lên để tăng tiết diện gíclơ lên.
VI. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Tháo và làm sạch các chi tiết của cơ cấu làm đậm.
- Chọn đúng dụng cụ tháo lắp, dùng xăng sạch để rửa và dùng khí nén thổi sạch.
2. Kiểm tra các chi tiết pít tông xy lanh và các cần dẫn động.
- Dùng mắt thường và kính phóng đại.
3. Làm sạch các đường ống dẫn xăng.
- Dùng xăng sạch để súc rửa và dùng máy nén khí thổi thông các đường dẫn.
4. Lắp và điều chỉnh cơ cấu làm đậm đúng yêu cầu
- Chọn đúng dụng cụ lắp và điều chỉnh cơ cấu làm đậm.
5. Lau chùi dụng cụ, thu dọn và vệ sinh nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.
VII. SỬA CHỮA CƠ CẤU LÀM ĐẬM
A. THÁO CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
2. Tháo rời cơ cấu làm đậm (đúng quy trình).
3. Làm sạch các chi tiết của cơ cấu làm đậm
4. Kiểm tra hư hỏng các chi tiết của cơ cấu làm đậm.
B. SỬA CHỮA CƠ CẤU LÀM ĐẬM
1. Piston, xilanh, gíclơ và van làm đậm
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng của píston và xilanh cơ cấu làm đậm bị mòn, hở độ nhạy kém cung cấp nhiên liệu không đúng yêu cầu.
- Kiểm tra độ kín khít của cặp píston - xilanh và van làm đậm bằng phương pháp hút thử độ kín.
b) Sửa chữa nếu píston và xilanh cơ cấu làm đậm bị hở thay píston mới đúng kích thước. Van làm đậm bị hở thay cả cụm van và đế van
Thành phần hỗn hợp cung cấp cho động cơ làm việc ở chế độ toàn tải phụ thuộc vào tiết diện của gíclơ làm đậm và van làm đậm. Khi kiểm tra gíclơ và van làm đậm bị mòn tiết diện lớn thì phải thay mới hoặc sửa chữa lại đúng kích thước.
2. Các cần dẫn động.
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng của các cần dẫn động bị cong, gãy
- Kiểm tra cần dẫn động bị cong, gãy quan sát bằng mắt.
b) Sửa chữa
Nếu các cần dẫn động bị cong thì nắn lại cho thẳng, nếu bị biến dạng nhiều, gãy thì phải thay cần dẫn động mới.
Sau khi đã sửa chữa, thay thế các chi tiết của cơ cấu làm đậm tiến hành lắp lại đúng quy trình và điều chỉnh cơ cấu làm đậm.
C. LẮP CƠ CẤU LÀM ĐẬM
- Lắp cơ cấu làm đậm theo thứ tự (ngược với quy trình tháo).
D. ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU LÀM ĐẬM
- Cơ cấu làm đậm sau khi lắp hoàn chỉnh tiến hành điều chỉnh (đúng quy trình)
No comments: