Cấu tạo nguyên lý cơ cấu đóng mở bướm ga của bộ chế hòa khí
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
1. Nhiệm vụ
- Cơ cấu đóng mở bướm ga có nhiệm vụ điều chỉnh bướm ga đóng lại từ từ, ngăn chặn được tình trạng dư xăng, hạn chế ô nhiễm môi trường.2. Yêu cầu
- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng.- Điều chỉnh bướm ga đóng từ từ để hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với yêu cầu làm việc của động cơ.
3. Phân loại
Dựa vào phương pháp dẫn động phân ra hai loại sau.
- Cơ cấu điều khiển đóng mở bướm ga bằng cơ khí.
- Cơ cấu điều khiển đóng mở bướm ga bằng chân không.
Khi lái xe nhả chân ga, nếu bướm ga đóng nhanh quá, sẽ làm cho khí hỗn hợp quá đậm vì quán tính phun của dòng xăng lớn hơn dòng không khí rất nhiều lần, điều đó khiến cho hòa khí cháy không hết gây ô nhiễm môi trường, làm tăng lượng khí độc HC và CO trong khí thải. Để kiểm soát tốc độ đóng bướm ga khi nhả chân ga nhiều bộ chế hòa khí hiện đại được trang bị cơ cấu kiểm soát tốc độ đóng bướm ga.
1. Cơ cấu điều khiển đóng bướm ga bằng chân không
Nếu đóng bướm ga đột ngột hỗn hợp giàu xăng cháy không hết gây ô nhiễm môi trường. Cơ cấu này gồm có bộ giảm chấn, bầu chân không và các cần dẫn động liên quan với bướm ga .
Khi đạp bàn đạp ga, tốc độ quay của trục khuỷu động cơ lớn, độ chân không phía sau bướm ga nhỏ, lò xo đẩy màng về phía bên phải, cần cũng dịch chuyển về phía bên phải làm cho bướm ga mở lớn. Khi nhả bàn đạp ga, bướm ga đóng đột ngột, độ chân không phía sau bướm ga tăng lên nhờ có bộ giảm chấn, cần cản trở làm cho bướm ga đóng lại từ từ.
2. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động cơ cấu điều khiển mở bướm ga bằng cơ khí.
a) Cấu tạo
Đối với bộ chế hòa khí có hai họng hút, họng sơ cấp a và họng thứ cấp. Cơ cấu đóng mở bướm ga điều khiển bằng cơ khí (Hình 11.2) có các cần dẫn động liên quan giữa bướm ga của họng sơ cấp và họng thứ cấp.
- Cơ cấu điều khiển đóng mở bướm ga bằng cơ khí.
- Cơ cấu điều khiển đóng mở bướm ga bằng chân không.
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
Cơ cấu kiểm soát tốc độ đóng bướm gaKhi lái xe nhả chân ga, nếu bướm ga đóng nhanh quá, sẽ làm cho khí hỗn hợp quá đậm vì quán tính phun của dòng xăng lớn hơn dòng không khí rất nhiều lần, điều đó khiến cho hòa khí cháy không hết gây ô nhiễm môi trường, làm tăng lượng khí độc HC và CO trong khí thải. Để kiểm soát tốc độ đóng bướm ga khi nhả chân ga nhiều bộ chế hòa khí hiện đại được trang bị cơ cấu kiểm soát tốc độ đóng bướm ga.
1. Cơ cấu điều khiển đóng bướm ga bằng chân không
Nếu đóng bướm ga đột ngột hỗn hợp giàu xăng cháy không hết gây ô nhiễm môi trường. Cơ cấu này gồm có bộ giảm chấn, bầu chân không và các cần dẫn động liên quan với bướm ga .
Khi đạp bàn đạp ga, tốc độ quay của trục khuỷu động cơ lớn, độ chân không phía sau bướm ga nhỏ, lò xo đẩy màng về phía bên phải, cần cũng dịch chuyển về phía bên phải làm cho bướm ga mở lớn. Khi nhả bàn đạp ga, bướm ga đóng đột ngột, độ chân không phía sau bướm ga tăng lên nhờ có bộ giảm chấn, cần cản trở làm cho bướm ga đóng lại từ từ.
2. Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động cơ cấu điều khiển mở bướm ga bằng cơ khí.
a) Cấu tạo
Đối với bộ chế hòa khí có hai họng hút, họng sơ cấp a và họng thứ cấp. Cơ cấu đóng mở bướm ga điều khiển bằng cơ khí (Hình 11.2) có các cần dẫn động liên quan giữa bướm ga của họng sơ cấp và họng thứ cấp.
Cơ cấu đóng mở bướm ga bằng cơ khí |
b) Nguyên tắc hoạt động.
Khi động cơ làm việc bướm gío chưa mở, cần sẽ khóa cần không cho bướm ga họng thứ cấp mở ra. Khi bướm gió mở lớn nhất, bướm ga thứ cấp mới tự do đóng mở theo bướm ga họng sơ cấp nhờ một lò xo cuốn và bướm ga họng thứ cấp chỉ được điều khiển mở ra khi bướm ga họng sơ cấp đã mở được 1/3 hành trình.
III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
1. Động cơ hoạt động ở chế độ không tải không ổn định
a) Hiện tượng
- Động cơ hoạt động khó duy trì cho động cơ chạy chậm ở chế độ không tải.
b) Nguyên nhân
- Trục bướm ga và lỗ lắp trục ở trên thân bị mòn làm tăng khe hở làm cho không khí lọt qua đường này vào ống nạp gây nhạt hòa khí và kết hợp với vị trí đóng bướm ga không ổn định.
IV. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí;
2. Tháo và kiểm tra các chi tiết cơ cấu điều khiển, các cần dẫn động;
3. Làm sạch các chi tiết cơ cấu đóng mở bướm ga và bơm mỡ các chốt dẫn động;
4. Sửa chữa, thay thế chi tiết hỏng;
5. Lắp và điều chỉnh cơ cấu đóng mở bướm ga.
V. THÁO LẮP CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
A. QUY TRÌNH THÁO
1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
2. Tháo rời bộ chế hòa khí theo đúng quy trình
3. Tháo các bộ phận của cơ cấu đóng mở bướm ga
4. Tháo cơ cấu điều khiển. Chú ý không làm biến dạng rách màng đàn hồi.
5. Tháo các cần dẫn động liên quan với bướm ga
6. Làm sạch và kiểm tra các chi tiết. Dùng xăng sạch để rửa, sắp xếp theo thứ tự, đúng quy định.
7. Kiểm tra hư hỏng các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm ga.
B. QUY TRÌNH LẮP (Ngược với quy trình tháo).
Các chi tiết của cơ cấu sau khi đã rửa sạch, kiểm tra, sửa chữa tiến hành lắp lại theo thứ tự ngược lại với khi tháo.
VI. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
1. Tháo và làm sạch các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm ga.
- Chọn dụng cụ tháo phù hợp và dùng dung dịch rửa.
2. Kiểm tra chi tiết cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động
- Dùng mắt thường và kính phóng đại
3. Làm sạch các chi tiết và bơm mỡ các chốt dẫn động.
- Dùng xăng sạch để rửa và mỡ bôi các chốt dẫn động
4. Lắp và điều chỉnh cơ cấu đóng mở bướm ga.
- Chọn đúng dụng cụ lắp và điều chỉnh
5. Lau chùi dụng cụ, thu dọn, vệ sinh nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.
VI. SỬA CHỮA CƠ CẤU ĐÓNG, MỞ BƯỚM GA
A. THÁO CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
1. Tháo các bộ phận của cơ cấu đóng mở bướm ga
2. Tháo cơ cấu điều khiển. Chú ý không làm biến dạng rách màng đàn hồi.
3. Tháo các cần dẫn động liên quan với bướm ga
4. Làm sạch các chi tiết: dùng xăng sạch để rửa, sắp xếp các chi tiết theo thứ tự, đúng quy định.
5. Kiểm tra hư hỏng các chi tiết của cơ cấu đóng mở bướm ga.
C. SỬA CHỮA CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA
1. Cơ cấu điều khiển
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng của cơ cấu điều khiển:
Màng đàn hồi bị rách, thủng lò xo mất tính đàn hồi, cần dẫn động liên quan giữa màng đàn hồi và cần dẫn động bướm ga bị cong.
- Kiểm tra:
Màng đàn hồi cơ cấu điều khiển bị rách, thủng, lò xo màng mất tính đàn hồi, cần dẫn động cong bằng mắt thường.
b) Sửa chữa
Màng đàn hồi của cơ cấu điều khiển bị rách, thủng phải thay màng mới. Cần dẫn động cong thì nắn lại. Lò xo màng đàn hồi mất tính đàn hồi thay lò xo mới đúng loại.
2. Các cần dẫn động.
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng các cần dẫn động thường bị cong, gãy, biến dạng.
- Kiểm tra cần dẫn động bị cong, gãy bằng mắt thường.
b) Sửa chữa
- Các cần dẫn động liên quan giữa cơ cấu điều khiển với bướm ga bị cong nắn lại cho thẳng, nếu bị biến dạng nhiều, gãy thì phải thay cần dẫn động mới đúng loại.
D. LẮP CƠ CẤU ĐÓNG MỞ BƯỚM GA (Ngược với quy trình tháo).
- Các chi tiết của cơ cấu sau khi đã rửa sạch, kiểm tra, sửa chữa tiến hành lắp lại theo thứ tự ngược lại với khi tháo.
No comments: