Nguyên lý cấu tạo sửa chữa bộ điều khiển bằng điện tử và chân không

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ VÀ CHÂN KHÔNG

1. Nhiệm vụ
    Các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không có nhiệm vụ điều khiển các mạch xăng trong bộ chế hòa khí cung cấp tỷ lệ khí hỗn hợp đúng yêu cầu, đảm bảo cho động cơ xăng hoạt động tốt ở mọi chế độ, chống ô nhiễm môi trường.
2. Yêu cầu
- Cấu tạo đơn giản, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng.
- Độ nhạy cao, điều khiển chính xác, linh hoạt.
3. Phân loại
   Ôtô đời mới trang bị cơ cấu điều khiển bằng điện tử và chân không.

II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ

1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ điều khiển bằng điện tử.

a) Cơ cấu hiệu chỉnh không tải nóng
Cơ cấu hiệu chỉnh không tải nóng
Về mùa hè trời nắng nóng khi động cơ đang chạy ở chế độ tải lớn chuyển sang chế độ chạy không tải hoặc ít tải, nhiệt lượng tích tụ trong bộ chế hòa khí rất khó tản đi làm cho hơi xăng được tạo ra trên mặt thoáng của buồng phao có thể qua ống cân bằng áp suất qua ống phun chính và vòi phun không tải được thoát ra đường nạp làm cho hòa khí đậm lên quá mức động cơ chạy không ổn định thậm chí gây chết máy, hơn nữa sau khi máy bị chết, rất khó khởi động trở lại. Cơ cấu hiệu chỉnh không tải nóng khắc phục hiện tượng trên. Có nhiều giải pháp nhưng hiện nay được dùng nhiều nhất là van không khí. Nếu nhiệt độ của bộ chế hòa khí ở trạng thái bình thường thì van đóng khí nóng qua van lưỡng kim mở van, không khí được bổ sung vào làm cho hỗn hợp nhạt đi, quá trình cháy trở lại bình thường nhiệt độ động cơ ổn định.
b) Van điện từ ngăn cháy tự động
Một số động cơ ô tô có xu hướng tiếp tục nổ máy sau khi lái xe đã tắt công tắt máy. Hiện tưộng này được gọi là cháy tự động giống như động cơ diesel, có nghĩa là động cơ vẫn tiếp tục nổ máy ở chế độ cầm chừng không tải mặc dù bugi không phóng tia lửa điện và người lái đã buông hết bàn đạp ga.
Để ngăn ngừa hiện tượng này nhiều bộ chế hòa khí được trang bị van điện từ (điện từ) ngăn cháy tự động  giới thiệu một kiểu van điện từ. Khi động cơ làm việc bình thường điện từ được nối với ắc quy, cuộn dây của điện từ được từ hóa kéo lõi dãn ra làm cho bướm ga hé mở, cung cấp đủ khí hỗn hợp cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải. Khi người lái buông bàn đạp ga và ngắt điện khóa công tắc máy, điện từ bị cắt điện, cuộn dây mất từ trường, lõi của nó rút lại làm cho bướm ga đóng kín hoàn toàn, vì vậy động cơ không tiếp tục nổ như động cơ diesel.
Bộ chế hoà khí trang bị xêlênoy ngăn cháy tự động
Bộ chế hoà khí trang bị xêlênoy ngăn cháy tự động
Có loại bộ chế hòa khí trang bị điện từ để đóng kín mạch xăng không tải khi đã ngắt điện khóa công tắc máy, ngăn không cho động cơ tiếp tục nổ.
c)  Van điện từ tăng tốc độ không tải
     Đa số các xe ô tô gắn máy lạnh có lắp thêm một điện từ (van điện từ) mở rộng thêm bướm ga so với vị trí không tải chuẩn, khi xe dừng bánh và cho chạy máy lạnh. Loại van này hoạt động tương tự như van điện từ cắt đường xăng không tải. Khi máy lạnh được bật lên van điện từ sẽ được cấp điện kéo lõi từ làm tăng thêm độ mở của bướm ga, vận tốc chạy không tải tăng lên tránh bị chết máy.
d) Hệ thống điện tử kiểm soát tỷ lệ hỗn hợp
    Trên những bộ chế hòa khí nghiên cứu trước đây các mạch xăng chạy không tải tốc độ thấp và mạch xăng làm đậm được điều khiển bằng cơ khí, thường cung cấp khí hỗn hợp rất giàu xăng vì vậy khí thải ra ngoài môi trường chứa nhiều chất độc hại HC và CO. Ngược lại khí hỗn hợp quá nghèo xăng khí xả sẽ chứa nhiều hơi độc NO.
     Để chống ô nhiễm môi trường bộ chế hòa khí ô tô đời mới được trang bị hệ thống điện tử kiểm soát tỷ lệ khí hỗn hợp đúng yêu cầu không thừa xăng và cũng không thiếu xăng.
Vị trí lắp và hình dáng bộ cảm biến ôxy
Vị trí lắp và hình dáng bộ cảm biến ôxy
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống này là dùng bộ cảm biến ôxy (cảm biến lam đa) ghi nhận lượng ôxy trong khí xả để báo lên môduyn xử lý và điều khiển điện tử ECM, để kịp thời xử lý và điều khiển lượng xăng. Trên hình 12.3 giới thiệu vị trí lắp và hình dáng của bộ cảm biến ôxy (cảm biến lam đa).
Thông thường nếu lượng ôxy trong khí xả thấp chứng tỏ khí hỗn hợp thừa xăng vì thừa xăng nên cần nhiều ôxy để đốt cháy hết xăng. Nếu khí xả có lượng ôxy cao chứng tỏ khí hỗn hợp thiếu xăng, vì thiếu xăng nên không dùng hết lượng ôxy được hút vào xy lanh động cơ.
Khi bộ cảm biến ôxy (cảm biến lam đa) tiếp nhận được thông tin về lượng ôxy trong khí xả nó sẽ báo lên môduyn xử lý và điều khiển điện tử trung ương và bộ điều khiển điện tử trung ương sẽ ra lệnh cho bộ chế hòa khí cung cấp thêm xăng hay giảm bớt xăng để đạt được tỷ lệ khí hỗn hợp phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. 
Hệ thống này gồm có ba hệ thống phụ phối hợp với nhau làm việc đồng thời bao gồm:
   - Hệ thống phun không khí.
   - Bộ chuyển đổi xúc tác khép (bộ hóa khử)
   - Bộ chế hòa khí hồi tiếp điện tử.
Đường xăng không tải và đường xăng chính của bộ chế hòa khí được cung cấp xăng do một vít chỉnh nghèo xăng và van xăng hồi tiếp được một van điện từ điều khiển (hình 12-5 và 12-6) giới thiệu hai đường xăng này.
Đường xăng không tải của bộ chế hòa khí hồi tiếp trong hệ thống điều khiển điện tử CCC
Đường xăng không tải của bộ chế hòa khí hồi tiếp trong hệ thống điều khiển điện tử CCC
Hinh 12-7 giới thiệu hình cắt của điện từ này. khi điện từ được nối với điện ắc quy nó sẽ kéo lõi xuống kéo ty đẩy ấn van đóng lỗ cung cấp xăng cho vòi phun chính. Nhưng lượng xăng đi qua đường này không đủ cung cấp cho yêu cầu làm việc của động cơ, lượng ôxy trong khí thải tăng lên và bộ cảm biến truyền báo lên ECU. ECU tiếp nhận thông tin này sẽ ra lệnh cho điện từ nâng van lên để cung cấp thêm xăng. Tùy theo yêu cầu phụ tải khác nhau của động cơ, điện từ hoạt động đóng, mở van khoảng lần trong một giây. Nếu van đóng lâu, khí hỗn hợp sẽ thiếu xăng, ngược lại nếu thời gian mở van dài hơn xăng phun ra nhiều, hỗn hợp thừa xăng. Môduyn xử lý và điều khiển điện tử ECM tiếp nhận thông tin từ bộ cảm biến ôxy và bộ cảm biến nhiệt độ động cơ để điều khiển điện từ đóng mở van đúng thời lượng cần thiết, cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ làm việc. 
Mạch xăng chính của bộ chế hòa khí hồi tiếp trong hệ thống điện tử CCC
Mạch xăng chính của bộ chế hòa khí hồi tiếp trong hệ thống điện tử CCC
Nguyên tắc hoạt động của điện từ van xăng kiểm soát tỷ lệ khí hỗn hợp hai trạng thái
  Khi ngắt điện điện từ, hỗn hợp thừa xăng (van mở dài)
  Khi nối điện điện từ, hỗn hợp thiếu xăng (van mở ngắn)
Nguyên tắc hoạt động của điện từ van xăng kiểm soát tỷ lệ khí hỗn hợp
Nguyên tắc hoạt động của điện từ van xăng kiểm soát tỷ lệ khí hỗn hợp
a) Ngắt điện điện từ, hỗn hợp giàu xăng; b) Nối điện điện từ, hỗn hợp nghèo xăng
1- Điện từ; 2- Lò xo mở van; 3- Lõi van; 4- Tăng thêm xăng; 5- Đầu nối điện từ ắc quy
đến từ hòa điện từ; 6- ECM điều khiển tiếp mát; 7- Giảm bớt lượng xăng.

III. THÁO LẮP CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ VÀ CHÂN KHÔNG

A. QUY TRÌNH THÁO 
  1. Làm sạch bên ngoài bộ chế hòa khí.
  2. Tháo rời bộ chế hòa khí theo đúng quy trình.
  3. Tháo các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không.
  4. Tháo cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động.
  5. Làm sạch các chi tiết của các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không, cẩn thận tránh va chạm làm biến dạng, hư hỏng các chi tiết.
  6. Kiểm tra hư hỏng các chi tiết của các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không.  
 B. QUY TRÌNH LẮP 
(Ngược với quy trình tháo) Các chi tiết của các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không sau khi đã kiểm tra, sửa chữa tiến hành lắp lại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

IV. BẢO DƯỠNG CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ VÀ CHÂN KHÔNG

  1. Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động.
    - Chọn đúng dụng cụ tháo lắp, kiểm tra.
  2. Làm sạch các chi tiết và bơm mỡ các chốt dẫn động.
    - Dùng dung dịch rửa và mỡ bôi trơn.
  3. Lắp và kiểm tra: Các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không.
    - Chọn đúng dụng cụ lắp và kiểm tra.
  4. Lau chùi dụng cụ, thu dọn và vệ sinh nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.   

V. SỬA CHỮA CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ VÀ CHÂN KHÔNG

A. HƯ HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN 
1. Hư hỏng 
       - Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động bị cong, gãy.
       - Thanh lưỡng kim bị cháy hỏng.
       - Các van điện từ cháy cuộn dây, mòn van.
       - Cơ cấu tự động điều khiển bướm gió bằng điện cháy, hỏng.
       - Các mạch xăng bị tắc, hở.
       - Các đầu nối, rắc cắm điện bị cháy.
       - Cuộn dây điện từ bị đứt, cháy.
       - Lò xo van giảm độ đàn hồi. 
2. Nguyên nhân 
      - Sử dụng lâu ngày, không kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
      - Tháo, lắp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.   
B. THÁO CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ VÀ CHÂN KHÔNG
    1. Làm sạch bên ngoài các bộ điều khiển bằng điện tử và chân không.
    2. Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động.
    3. Làm sạch các chi tiết và bơm mỡ các chốt dẫn động.
    4. Kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển và các cần dẫn động. 
C. SỬA CHỮA CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ VÀ CHÂN KHÔNG
1. Cơ cấu điều khiển
   a) Hư hỏng và kiểm tra
      - Hư hỏng của bộ điều khiển bằng điện tử. Cuộn dây điện từ bị cháy, đứt, van không hoạt động. Đầu dây cắm điện bị gãy, hỏng, không có dòng điện vào cuộn dây điện từ. Lò xo van điện từ giảm tính đàn hồi. 
      - Kiểm tra cuộn dây điện từ bị cháy, đứt dùng đồng hồ đo vạn năng hoặc dùng ôm kế đo điện trở của cuộn dây. Nếu đồng hồ báo trị số lớn vô cùng chứng tỏ cuộn dây bị đứt hoặc cháy.
   b) Sửa chữa nếu cuộn dây điện từ bị đứt, cháy, thay cả cụm. 
      - Lò xo van giảm tính đàn hồi thay lò xo mới.
2. Bộ điều khiển bằng chân không
   a) Hư hỏng và kiểm tra
      - Hư hỏng: hư hỏng chính của bộ điều khiển bằng chân không các màng cao su bị rách, thủng cơ cấu điều khiển không hoạt động. Các cần dẫn động bị cong, gãy.
      - Kiểm tra màng cao su bị rách, thủng và các cần dẫn động bị cong bằng mắt thường.
   b) Sửa chữa màng cao su bị rách, thủng thay màng mới.
      - Các cần dẫn động bị cong nắn lại cho thẳng, bị gãy phải thay cần dẫn động mới.
D. QUY TRÌNH LẮP (Lắp các chi tiết theo thứ tự ngược lại với khi tháo). 

No comments:

Powered by Blogger.