Hiện tượng hư hỏng và phương pháp sửa chữa vòi phun cao áp

I. SỬA CHỮA VÒI PHUN CAO ÁP

A. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA VÒI PHUN CAO ÁP 

1. Kim phun bị kẹt cứng trong đế kim phun
   a) Hiện tượng
   Vòi phun không phun được nhiên liệu hoặc phun yếu.
   b) Nguyên nhân
     - Do chất bẩn lọt vào giữa kim và đót kim, khi lắp súc rửa không tốt cặn bẩn còn đọng lại trong đế kim phun.
     - Nhiên liệu bị lẫn nước, dùng nhiên liệu không đảm bảo chất lượng.
     - Động cơ nóng quá làm nhiên liệu giảm độ nhớt nên kim phun bị biến dạng
     - Lắp kim phun vào động cơ không đúng yêu cầu kỹ thuật.

2. Chất lượng phun kém

   a) Hiện tượng
   Vòi phun phun dạng hạt, yếu, tia phun lệch ứa nhiên liệu đầu lỗ phun hoặc vòi phun  không phun
   b) Nguyên nhân
     - Mòn kim phun và đế kim phun.
     - Lò xo yếu, ty đẩy gãy.
     - Vít điều chỉnh chờn hỏng ren không điều chỉnh được áp suất phun.
     - Thân, nắp vòi phun bị nứt, vỡ chờn hỏng ren

B. THÁO LẮP VÒI PHUN CAO ÁP 

1. Tháo vòi phun cao áp từ động cơ
     -  Làm sạch bên ngoài vòi phun cao áp.
     -  Tháo các đường ống dẫn dầu: từ bơm cao áp đến vòi phun và đường ống dẫn dầu hồi về thùng.
      . Dùng cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn.
     -  Tháo đai ốc và mặt bích bắt chặt vòi phun cao áp với nắp máy.
      . Chọn đúng dụng cụ tháo, nới đều các đai ốc.
     -  Tháo vòi phun ra khỏi nắp máy, chú ý không để rơi đệm làm kín.
2. Tháo rời vòi phun cao áp
     -  Rửa sạch bên ngoài vòi phun cao áp.
     -  Tháo rời các chi tiết của vòi phun cao áp (theo đúng quy trình).
      . Bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel sạch để rửa chi tiết.
     -  Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của vòi phun cao áp.
   3. Quy trình lắp
     -  Lắp các chi tiết của vòi phun cao áp theo thứ tự (ngược với quy trình tháo).
     -  Lắp vòi phun cao áp lên động cơ (ngược với quy trình tháo)

C. KIỂM TRA VÒI PHUN CAO ÁP 

1. Kiểm tra chất lượng phun của vòi phun cao áp 

    + Kiểm tra trên động cơ
      - Tháo lần lượt các vòi phun ra khỏi động cơ.
      - Làm sạch và lau khô bên ngoài vòi phun cao áp.
      - Lắp vòi phun lên ống dầu cao áp cho phun ra ngoài không khí.
      - Quay trục khuỷu động cơ cho bơm cao áp hoạt động. Quan sát hình dáng và chùm tia nhiên liệu phun ra phải đủ số tia, chất lượng phun dạng sương mù không có nhiên liệu nhỏ giọt đầu lỗ phun.
    + Kiẻm tra trên thiết bị chuyên dùng (Hình 7-5)
      - Lắp vòi phun vào thiết bị.
      - Khóa van đồng hồ áp suất.
      - Tác động vào cần bơm tay khoảng 10 lần/phút quan sát chùm tia nhiên liệu phun ra chất lượng phun dạng sương mù, tia nhiên liệu phun ra thẳng, mạnh và đủ số tia với loại vòi phun nhiều lỗ phun.
Thiết bị kiểm tra áp suất vòi phun
1- Vỏ 
2- Cần bơm tay
3- ống đội pít tông bơm
4- Pít tông bơm
5- Van thoát nhiên liệu cao áp
6- Đai ốc
7- Van đồng hồ áp suất
8- Vỏ bơm cao áp
9- Đồng hồ áp suất
10- Bình đựng dầu
11- Lưới lọc 12- Van khóa dầu
13- Vành xiết 
14- Vòi phun cao áp cần kiểm tra
15- Bình hứng dầu
16- Khay hứng

2. Kiểm tra, điều chỉnh áp suất phun của vòi phun cao áp

     + Lắp vòi phun cần kiểm tra vào thiết bị.
     + Mở van đồng hồ áp suất.
     + Tác động vào cần bơm tay khoảng 10 lần/phút khi vòi phun bắt đầu phun nhiên liệu, đọc trị số chỉ trên đồng hồ, so sánh với áp suất tiêu chuẩn do nhà chế tạo quy định. 
     + Nếu áp suất phun của vòi phun thấp hơn quy định, nới đai ốc hãm ra, vặn vít điều chỉnh vào hay thêm đệm để tăng sức căng của lò xo. Sau đó vặn chặt đai ốc hãm lại. 
     + Nếu áp suất phun của vòi phun cao hơn quy định, nới lỏng đai ốc hãm ra, xoay vít điều chỉnh ra hoặc bớt đệm để giảm bớt sức căng lò xo. Sau đó vặn chặt đai ốc hãm lại.
   3. Kiểm tra độ kín của kim phun và đót kim
   1. Mở van đồng hồ áp suất
   2. Bơm tay để cho áp suất đạt đến trị số thấp thua áp suất phun khoảng 7 kG/cm2. Giữ yên cần bơm tay 
   3. Quan sát kim đồng hồ áp suất kim không được giảm quá 14 kG/cm2 trong thời gian 35 giây. Nếu giảm nhanh hơn là do van kim mòn hay lắp đế kim không đạt yêu cầu.

D. SỬA CHỮA VÒI PHUN CAO ÁP

1. Sửa chữa thân, nắp vòi phun 

   a) Hư hỏng và kiểm tra
     - Hư hỏng thân, nắp bị nứt, chờn hỏng lỗ ren lắp đầu nối ống ống dẫn
     - Kiểm tra quan sát bằng mắt hoặc dùng kính lúp quan sát vết nứt, chờn hỏng ren.
   b) Sửa chữa
      - Thân và nắp nứt, vỡ hàn đắp, sửa nguội phẳng, các lỗ ren bắt ống dẫn chờn, hỏng ren hàn đắp ta rô lại ren.

2. Sửa chữa vít điều chỉnh, lò xo và ty đẩy

   a) Hư hỏng và kiểm tra 
      - Hư hỏng vít điều chỉnh chờn hỏng ren.
      - Lò xo yếu, giảm tính đàn hồi
      - Ty đẩy sứt, vỡ đầu tiếp xúc với kim phun và bị gãy
      - Kiểm tra quan sát bằng mắt phát hiện chờn hỏng ren vít điều chỉnh, nứt, gãy ty đẩy.
      - Kiểm tra lò xo bị giảm tính đàn hồi dùng thiết bị chuyên dùng kiểm tra áp suất vòi phun để xác định lò xo bị giảm tính đàn hồi hoặc đo chiều dài lò xo rồi so sánh với chiều dài tiêu chuẩn 
   b) Sửa chữa
      - Vít điều chỉnh chờn hỏng ren thay mới đúng loại.
      - Lò xo giảm tính đàn hồi thêm đệm hoặc thay lò xo mới đúng loại.
      - Ty đấy sứt, gãy thay mới  

3. Sửa chữa kim phun và đế kim phun

   a) Hư hỏng và kiểm tra
      - Hư hỏng kim phun và đế kim phun bị mòn. Kim phun bị gãy
      - Kiểm tra trên thiết bị chuyên dùng để xác định hư hỏng của kim phun và đế kim phun
   b) Sửa chữa 
      - Kim phun và đế kim phun bị mòn > 0,002 mm , kim phun bị gãy thay cả bộ.
   Sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết của vòi phun cần kiểm tra điều chỉnh áp suất phun đúng tiêu chuẩn của nhà chế tạo quy định.  

No comments:

Powered by Blogger.