Hư hỏng và phương pháp sửa chữa bơm cao áp và vòi phun kết hợp
I. BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN KẾT HỢP
1. Tháo bơm cao áp (theo đúng quy trình) và làm sạch các chi tiết của bơm.. Dùng dụng cụ tháo lắp bơm cao áp và vòi phun kết hợp, bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp ôtô, ê tô.
2. Kiểm tra chi tiết thân bơm bị nứt vỡ, chờn ren các đầu nối dẫn dầu, ống đẩy, pít tông, xy lanh, cụm van thoát cao áp
. Dùng pan me kiểm tra độ mòn của ống đẩy, dùng thiết bị chuyên dùng kiểm tra độ kín của bộ đôi pít tông, xy lanh, van và đế van thoát cao áp và vòi phun.
3. Đo chiều dài của lò xo ống đẩy.
. Xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cần thay mới hay có thể khắc phục.
4. Lắp bơm và cân chỉnh: áp suất bơm, điểm bắt đầu bơm.
II. SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN KẾT HỢP
A. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN
1. Áp suất bơm giảma) Hiện tượng
Áp suất bơm giảm, chất lượng phun kém động cơ xả khói đen nhiều làm cho động cơ nổ không đều, công suất của động cơ giảm.
b) Nguyên nhân
- Mòn pít tông, xy lanh, mòn van và đế van thoát cao áp, lò xo van yếu
2. Bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn
a) Hiện tượng
Khi khởi động động cơ khó nổ hoặc không nổ được.
b) Nguyên nhân
- Do đặt bơm sai, bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn.
- Bơm bị hở, chảy rỉ dầu do va chạm nứt, vỡ hoặc chờn, hỏng ren đầu ống dẫn dầu.
3. Bơm cao áp không bơm được nhiên liệu
a) Hiện tượng
Khi khởi động động cơ bơm cao áp không bơm được nhiên liệu đến các vòi phun động cơ không nổ.
b) Nguyên nhân
- Pít tông xy lanh bơm cao áp quá mòn, kẹt hỏng van thoát cao áp, chảy hở dầu làm giảm áp suất bơm, lỗ phun bị tắc hoặc nhiên liệu quá bẩn.
- Mòn xước, nứt, gãy pít tông bơm. Xy lanh, pít tông bơm bị mòn.
- Mòn mặt đầu xy lanh, van hoa mai, hai mặt khâu phân cách, mặt đầu đót phun, gãy các lò xo.
- Mòn ống đẩy, chốt.
- Van và đế van thoát cao áp sử dụng lâu ngày bị mòn do ma sát hoặc do nhiên liệu bẩn.
- Lò xo van gãy, yếu.
- Cong nứt vỡ thanh răng ống răng.
- Nứt, vỡ thân bơm, chờn ren các đầu nối dẫn dầu, hở, rỉ dầu áp suất bơm giảm.
B. THÁO LẮP BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN KẾT HỢP
1. Tháo bơm cao áp từ động cơ- Làm sạch bên ngoài bơm.
- Tháo các đường ống dẫn dầu từ bình lọc đến bơm và từ bơm về thùng chứa.
. Dùng cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn
- Tháo bơm cao áp và vòi phun kết hợp ra khỏi nắp máy động cơ
2. Tháo rời bơm cao áp
- Rửa sạch bên ngoài bơm cao áp và vòi phun kết hợp .
- Tháo rời các chi tiết của bơm (theo đúng quy trình).
. Bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel để rửa chi tiết.
- Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bơm.
3. Quy trình lắp bơm cao áp
- Lắp các chi tiết của bơm theo thứ tự (ngược với quy trình tháo). Điều chỉnh áp suất, điểm bắt đầu bơm.
- Lắp bơm lên động cơ (ngược với quy trình tháo)
C. KIỂM TRA BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN KẾT HỢP
1. Kiểm tra áp suất bơm- Làm sạch và thổi khô bên ngoài bơm cao áp và vòi phun kết hợp.
- Kéo thanh răng về vị trí cung cấp nhiên liệu tối đa
- Bơm tay thiết bị để đưa áp suất dầu lên cao hơn áp suất mở van thoát, quan sát các chỗ nối có bị rò rỉ dầu không.
- ấn pít tông bơm xuống vị trí bịt kín các lỗ dầu 8 và 9, ta nhận biết được vị trí này của pít tông bơm khi thấy các tia dầu đang phun ra dưới áp suất của thiết bị yếu dần và tắt hẳn, đồng thời áp suất chỉ tăng đột ngột khi các lỗ 8 và 9 nơi xy lanh bơm đã được bịt kín.
- Nếu xy lanh và pít tông bơm bị mòn hở sẽ không đạt được áp suất trên mức áp suất mở van.
- Giữ pít tông bơm ỏ vị trí trên, bơm tay thiết bị thử tăng áp suất nhiên liệu đến áp suất 4,2 - 14 MPa, các vòng đệm và rắc co không bị rỉ dầu.
2. Kiểm tra áp suất mở van phun dầu
a) Lắp bơm cao áp và vòi phun lên thiết bị chuyên dùng kiểm tra bơm cao áp và vòi phun kết hợp J 9787
b) Đẩy thanh răng về vị trí cung cấp nhiên liệu tối đa
c) Bơm đều và nhẹ cần bơm tay của thiết bị, quan sát trên đồng hồ báo áp suất.
d) Khi bơm cao áp và vòi phun kết hợp bắt đầu phun nhiên liệu đọc ngay trị số trên đồng hồ báo áp suất đó là áp suất mở van phun dầu, áp suất đó phải đúng quy định của nhà chế tạo
e) Nếu áp suất mở van thấp hơn trị số quy định là do van và đế van bị mòn, hỏng, bị kẹt, lò xo van gãy. Nếu áp suất mở van cao hơn quy định do đế kim phun bị tắc, bẩn, đóng muội than làm tắc lỗ phun.
g) Số tia nhiên liệu phun ra phải đủ, Nhiên liệu phun sương, kết thúc dứt khoát không có hiện tượng nhỏ giọt đầu lỗ phun
D. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN KẾT HỢP LÊN ĐỘNG CƠ
1. Lắp bơm cao áp và vòi phun kết hợp của xy lanh máy 1 vào lỗ trên nắp máy, xiết đai ốc đúng lực quy định.2. Quay trục khủyu đúng chiều làm việc cho hai xu páp xả của xy lanh máy 1 mở tối đa.
3. Cắm đuôi cây cữ đo lọt vào lỗ nhỏ trên thân của bơm cao áp và vòi phun mặt dưới của cữ đo phải vừa chạm nhẹ lên mặt trên của ống đẩy (hình 5-4).
4. Nếu không đúng tiến hành điều chỉnh đũa đẩy cần mổ cho đúng yêu cầu.
5. Tiếp tục quay trục khuỷu để kiểm tra và điều chỉnh các bơm cao áp và vòi phun kết hợp khác theo đúng thứ tự trên.
Phương pháp đặt bơm cao áp và vòi phun kết hợp lên động cơ |
E. SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP VÀ VÒI PHUN KẾT HỢP
1. Sửa chữa xy lanh pít tông bơm
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng chính của xy lanh và pít tông bơm cao áp là bị mòn, ngoài ra pít tông còn bị nứt, gãy, cong, cào xước bề mặt làm việc của bộ đôi xy lanh pít tông.
- Kiểm tra dùng kính lúp quan sát độ nhẵn bóng trên mặt xy lanh, pít tông
- Kiểm tra sự dịch chuyển của pít tông và thanh răng bơm cao áp
. Lắp bơm cao áp và vòi phun lên thiết bị chuyên dùng kiểm tra J22396, để thanh răng ở vị trí thẳng đứng.
. Đẩy thanh răng về vị trí cung cấp lưu lượng nhiên liệu bằng 0.
. Ấn đòn bẩy cho pít tông bơm dịch chuyển hết khoảng chạy
. Thả đòn bẩy từ từ cho pít tông bơm đi lên, khi đó thanh răng phải tự rơi xuống nhẹ nhàng.
b) Sửa chữa
- Pít tông xy lanh bị trầy xước nhiều phải thay mới, nếu xước nhẹ có thể rà lại với loại bột rà đặc biệt. Tuyệt đối không được dùng bột rà xu páp để rà.
2. Sửa chữa van và đế van thoát cao áp
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng của bộ đôi van và đế van thoát cao áp là mòn bề mặt làm kín.
- Kiểm tra trên thiết bị chuyên dùng kiểm tra bơm cao áp và vòi phun. Kiểm tra áp suất mở van phun dầu để xác định hư hỏng của van (tương tự như trên)
b) Sửa chữa
- Van và bệ van mòn ít, mòn không đều có thể rà kín bằng bột rà chuyên dùng.
- Van mòn nhiều phải thay mới.
3. Sửa chữa các chi tiết khác của bơm
a) Hư hỏng và kiểm tra
- Các lò xo, yếu, gãy, mất tính đàn hồi. Đệm bị mòn
- Kiểm tra: Quan sát bằng mắt,
- Đo chiều dài tự do của lò xo bằng dụng cụ chuyên dùng, sau đó so sánh với chiều dài tiêu chuẩn.
- Cong, nứt thanh răng ống răng.
- Kiểm tra bằng phương pháp: Quan sát bằng mắt và kính lúp.
- Sửa chữa thanh răng bị cong nắn lại cho thẳng, ống răng bị nứt, vỡ thay mới đúng loại.
- Nứt, vỡ thân bơm, chờn ren các đầu nối dẫn dầu.
- Dùng kính lúp để kiểm tra các vết nứt, chờn ren đầu nối ống dẫn dầu.
- Nếu các vết nứt nhỏ hàn đắp, sửa nguội, ren các đầu nối ống dẫn dầu bị chờn phải thay mới.
- Mòn mặt đầu xy lanh, van hình sao, hai mặt khâu phân cách, mặt đầu đót kim.
- Kiểm tra dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra bơm cao áp vòi phun kết hợp. Tiến hành kiểm tra áp suất mở van phun dầu, nếu áp suất thấp hơn quy định do bề mặt tiếp xúc của các chi tiết bị mòn tiếp xúc không khít.
- Sửa chữa nếu các bề mặt tiếp xúc bị mòn ít rà trên bàn rà bằng bột rà chuyên dùng. Mòn nhiều phải thay van, khâu phân cách và, đót kim
No comments: